Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều không thể tránh khỏi những lúc vấp phải sai lầm và thất bại. Cổ ngữ có câu: “Con người đâu phải thánh nhân, ai là người không lầm lỗi.” Điều này nhấn mạnh rằng mọi người đều có thể phạm phải sai lầm, nhưng quan trọng là chúng ta có thể học hỏi và hạn chế chúng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng sự hoàn hảo là một khái niệm lý tưởng và xa vời, và chính những thử thách và lỗi lầm trong cuộc sống là những bài học quý giá giúp chúng ta trưởng thành và phát triển.
Tuy nhiên, trong hành trình cuộc đời, có năm loại sai lầm mà chúng ta nên hết sức tránh, vì một khi mắc phải những sai lầm này, chúng có thể hủy hoại toàn bộ phần đời còn lại của chính mình. Việc nhận thức rõ những cạm bẫy này không chỉ giúp chúng ta tránh xa những lỗi lầm không đáng có mà còn giúp chúng ta sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Sai lầm thứ nhất là tự so sánh mình với người khác.
Hối tiếc lớn của đời người là luôn so sánh mình với người khác. So sánh với người giỏi hơn sẽ khiến mình cảm thấy tự ti, so sánh với người tầm thường chẳng khác gì tự hạ thấp mình, và so sánh với người kém hơn lại khiến chúng ta trở nên ngạo mạn. So sánh với bên ngoài là nguồn gốc khiến tâm lý chúng ta không bao giờ thoải mái và cũng là nguyên nhân khiến phần lớn con người ta rơi vào trạng thái đánh mất bản thân, che lấp đi hương thơm vốn dĩ của tâm hồn. Có một câu chuyện về một người ngồi bên bờ sông câu cá. Ông câu được rất nhiều cá, nhưng mỗi con cá ông câu được đều dùng thước để đo. Con cá nào to hơn chiếc thước ông mang tới, ông đều thả nó về sông. Những người xung quanh không hiểu lý do, liền hỏi tại sao ông lại vứt hết cá to đi. Người này thong thả đáp rằng cái chảo nhà tôi chỉ to đến vậy. Cá to quá sẽ không vừa chảo. Đừng để dục vọng vô hạn nuốt chừng lấy chúng ta. Đủ dùng là được, là một thái độ sống không tồi. Bạn biết điều gì là đáng buồn nhất không? Đó là khi mọi người đi ăn buffet nhưng lại lấy quá nhiều đồ ăn rồi ăn không hết, để nó lãng phí. Lấy đủ dùng, đừng tham lam, cũng là một loại đạo đức.
Sai lầm thứ hai là tốt bụng mù quáng.
Lương thiện là một loại ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Nó có thể khiến người mù cảm nhận được, người nghễnh ngãng nghe thấy được. Nhưng tốt bụng một cách mù quáng, xuẩn ngốc lại là thứ ngôn ngữ câm, đến cả người bình thường cũng không thể cảm nhận được.
Trong cuộc sống, sự lương thiện thường được coi là một phẩm chất quý giá, là ngọn đèn soi sáng những hành trình đầy thử thách và khó khăn. Tuy nhiên, sự lương thiện không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng. Có một điều mà nhiều người không nhận ra là sự lương thiện mù quáng có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Sai lầm thứ hai mà chúng ta cần tránh chính là tốt bụng mù quáng.
Một người có EQ cao là người luôn biết làm bản thân thoải mái, khiến người khác vui vẻ mọi lúc mọi nơi, biết thể hiện sự lương thiện của mình một cách lặng lẽ và biết tốt bụng có chừng mực, có giới hạn. Còn một người vừa lương thiện lại có EQ cao là một viên ngọc quý hiếm trên thế gian, là ngọn đuốc sáng rực nhất. Tốt bụng là ngọc quý, nhưng nó cần EQ cao để thắp sáng và dẫn đường, ban phát sự tốt bụng của mình với chừng mực và giới hạn. Gặp tình huống ngại ngùng, nhanh chóng hóa giải là nguyên tắc hành tẩu thế gian của họ. Có như vậy, đôi bên mới vui vẻ và thoải mái, bất kể mình là người cho đi hay người nhận lại. Thế gian này chính là như vậy: có thiên ý, có nhiệt tình sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ, nhưng vẫn chưa đủ. Điều bạn cần là sự lương thiện và EQ cao, sự lương thiện có chừng mực.
Sự lương thiện của bạn nhất định phải đi kèm với sự sắc xảo, nếu không nó sẽ trở thành vô ích. Phần lớn chúng ta đều đã từng lương thiện theo kiểu EQ thấp, hay nói cách khác là lương thiện một cách mù quáng. Rõ ràng rất tận tâm và nhiệt tình, nhưng đổi lại chỉ là những lời oán than lạnh lùng. Làm tốt lại làm hỏng việc, bỏ sức ra mà chẳng nối lại được cầu. Chúng ta đã nghe qua và cũng đã gặp không ít mù quáng kiểu EQ thấp. Đáng sợ ở chỗ nó vừa là xiềng xích của người khác cũng vừa là công cụ tra tấn cho chính bạn, bởi lẽ lâu dần sự lương thiện vốn dĩ đơn thuần sẽ bị bóp méo bởi sự vô tâm cọc cằn, để rồi đánh mất đi cái vẻ đẹp ban đầu của nó. Sự lương thiện cần được thấm nhuần bằng trí tuệ và sự thấu hiểu, chỉ khi đó nó mới trở thành một sức mạnh thật sự có thể làm nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Sai lầm thứ ba mà chúng ta cần tránh là hối hận vô nghĩa.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thời điểm khi họ cảm thấy hối hận về những quyết định hoặc hành động của mình. Tuy nhiên, sự hối hận không phải lúc nào cũng là một cảm xúc mang lại lợi ích.
Hối hận, trong nhiều trường hợp, là một cảm xúc hoàn toàn vô dụng và không mang lại giá trị thực tiễn nào. Mặc dù nó là một phần tự nhiên của trải nghiệm con người, hối hận không thể thay đổi quá khứ hay sửa chữa những lỗi lầm đã xảy ra. Nó chỉ khiến bạn đau khổ và cảm thấy bất lực. Điều quan trọng là mỗi khi hối hận xuất hiện, bạn cần phải đứng xa nó ra một chút, nhìn nhận nó từ một góc độ khách quan và nói: “Cảm ơn anh bạn đã ghé qua, nhưng mọi chuyện đã qua rồi. Có làm gì thì cũng không thể bù đắp được nữa. Sự bình yên trong tâm hồn tôi hiện tại quan trọng hơn bất cứ điều gì.”
Những người đắm chìm vào quá khứ và không thể thoát ra được thường là những kẻ yếu đuối và có tầm nhìn hạn hẹp. Phương pháp đúng đắn nhất là chấp nhận và thừa nhận kết quả, sau đó đặt trọng tâm vào tương lai. Đời người 10 phần thì có tới tám chín phần không như ý. Một người có tầm nhìn không chỉ có thể hưởng thụ điều tốt nhất mà còn có thể chấp nhận kết cục xấu nhất, và từ đó tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.
Sai lầm thứ tư mà nhiều người mắc phải là phàn nàn không ngừng nghỉ.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những tình huống khiến chúng ta cảm thấy bất mãn và không hài lòng. Phàn nàn, ca thán là cách mà chúng ta thường chọn để đối phó với sự khó khăn và không như ý. Nguyên nhân của việc này thường không nằm ngoài ba chữ: buông không xuống, nghĩ không thông, quên không được. Những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến chúng ta cảm thấy như đang bị mắc kẹt trong một vòng xoáy không có lối thoát.
Phàn nàn giống như một khối u trong cơ thể; nó sẽ tăng tốc và lan rộng khi tâm trạng của bạn ngày càng đi xuống. Cách chữa trị duy nhất là kiểm soát cảm xúc và đừng để mình bị dẫn dắt bởi nó. Một số người khi gặp phải điều gì đó không như ý thường có thói quen phàn nàn, ca thán, như thể việc này có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sự thật là phàn nàn không thay đổi được tình hình. Vấn đề vẫn còn đó, và nếu bạn không giải quyết nó, nó sẽ tiếp tục tồn tại. Phàn nàn chỉ làm mất thời gian và có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để tìm giải pháp.
Điều bạn cần làm là nhanh chóng bình tĩnh lại, phân tích vấn đề một cách tích cực, tìm ra phương pháp giải quyết hoặc cứu vãn tình hình. Đừng tự trách móc rằng tại sao mình luôn phải chịu sự bất công. Có một quan điểm triết học cho rằng mọi thứ tồn tại đều có lý do của nó. Đãi ngộ mà bạn nhận được có bối cảnh, điều kiện và nguyên nhân tồn tại của nó. Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát chính mình. Bạn không thể điều khiển thời tiết, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trạng, tình khí của mình và khống chế cảm xúc. Học cách trở thành chủ nhân của cảm xúc là liều thuốc tốt nhất để ngừng oán than. Đời người ngắn ngủi, sao phải tự làm khổ mình thêm nữa bằng cách để cho phàn nàn chi phối cuộc sống?
Sai lầm thứ năm là khi người khác đối tốt một chút, bản thân liền mang hết bí mật chia sẻ cho họ.
Đây là một cạm bẫy mà nhiều người dễ mắc phải khi họ cảm thấy sự thiện chí của người khác và không thể kiềm chế sự cởi mở của mình. Nhưng trong thực tế, việc mở lòng quá mức có thể dẫn đến những hệ lụy không lường trước. Bạn không phải là một con rối chỉ biết cầu cạnh sự tương hại, cũng không nên xem người khác là một cái thùng giác giúp bạn xả stress.
Một mối quan hệ có thể rất thân thiết và chân thành hôm nay, nhưng chưa chắc rằng ngày mai vẫn sẽ như vậy. Thời gian là yếu tố không thể kiểm soát, và lòng người thì thường xuyên thay đổi, khó lường. Đôi khi, những người bạn tưởng chừng như rất tin cậy lại có thể biến những bí mật của bạn thành trò cười hoặc sử dụng chúng để tổn thương bạn.
Trong cuộc sống, chúng ta nên giữ cho mình những vấn đề cá nhân và bí mật chỉ để dành cho những người thật sự đáng tin cậy và hiểu rõ về mình. Chia sẻ những điều quá riêng tư với người không đủ thân thiết có thể dẫn đến việc bạn bị tổn thương hoặc cảm thấy bị phản bội. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng trong việc chọn lựa người bạn muốn chia sẻ bí mật. Chỉ nên bàn luận về những điều mà cả hai đều có thể thấy và cảm nhận được, và nên giữ kín những vấn đề quá nhạy cảm. Điều này không chỉ bảo vệ bạn khỏi những tình huống đau thương mà còn giúp bạn duy trì mối quan hệ lành mạnh và bền vững.