Học lái xe

Giấy phép lái xe được phân hạng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 07/2009/TT – BGTVT ngày 19-6-2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì giấy phép lái xe được phân ra những hạng sau đây:

1. Hạng A1 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.

5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750kg.

11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và  E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa…

Về thời hạn của giấy phép lái xe: Điều 22 Thông tư nói trên cũng quy định: GPLX hạng A1, A2, A3: không thời hạn; GPLX hạng A4, B1, B2: 10 năm kể từ ngày cấp; GPLX hạng C, D, E và các hạng F: 05 năm kể từ ngày cấp

Related Posts

Cấu trúc đề thi sát hạch cấp GPLX các hạng

a) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng BI gồm 30 câu trong đó: Có 01 câu…

Mẹo thi lý thuyết GPLX 600 câu

Mẹo thi GPLX 600 câu hỏi dựa trên kinh nghiệm cũng như tổng hợp từ internet các mạng xã hội, diễn đàn… nhằm giúp các bạn giảm được…

Cấu trúc bộ đề thi GPLX Ô tô hạng B2

Trong 18 đề thi thử B2 600 câu được biên soạn, mỗi đề gồm 35 câu hỏi  và chỉ có 1 đáp án đúng duy nhất ở từng…

Kinh nghiệm và mẹo thi lái xe sa hình hạng B2 để đỗ 100 điểm

Kinh nghiệm và mẹo thi sa hình lái xe hạng B2 được tổng hợp dưới đây để giúp các bạn có thể đạt được điểm tuyệt đối trong…

Mẹo thi lý thuyết dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B2 100% đỗ

Trước khi tham khảo một số mẹo để đỗ kỳ thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2 với tỷ lệ 100%, bạn phải cần ghi nhớ những…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *