Học lái xe

Mẹo thi lý thuyết GPLX 600 câu

Mẹo thi GPLX 600 câu hỏi dựa trên kinh nghiệm cũng như tổng hợp từ internet các mạng xã hội, diễn đàn… nhằm giúp các bạn giảm được thời gian cũng như công sức khi học thi lý thuyết GPLX các hạng, giúp các bạn ôn tập đạt hiệu quả nhanh và chính xác trước khi bước vào kỳ thi chính thức

Nội dung thi lý thuyết GPLX 600 câu gồm có gì?

Dựa trên quy định mới, bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết dành cho bằng B2 tăng từ 450 lên 600 câu bao gồm:

182 câu hỏi về hệ thống biển báo đường bộ
166 câu hỏi về khái niệm, quy tắc giao thông đường bộ
114 câu hỏi liên quan đến sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông
60 câu hỏi liên quan tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (nhóm câu hỏi điểm liệt và sai 1 câu trượt cả phần thi)
56 câu hỏi về kỹ thuật lái xe
35 câu hỏi liên quan cấu tạo và sửa chữa
26 câu hỏi liên quan nghiệp vụ vận tải
21 câu hỏi liên quan văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe.

Mẹo thi lý thuyết GPLX giúp bạn đạt điểm tối đa bộ đề 600 câu

 Mẹo chọn đáp án nhanh

Áp dụng khi học lý thuyết GPLX 600 câu, khi bạn thấy đáp án chứa các từ dưới đây thì nên chọn ngay, không cần phải suy nghĩ:

Nghiêm cấm hoặc bị nghiêm cấm
Không được
Chấp hành
Bắt buộc
Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền
Về số thấp…., gài số 1
Giảm tốc độ (nếu có 2 đáp án giảm tốc thì chọn đáp án có chữ lề bên phải)
Dùng thanh nối cứng
Báo hiệu tạm thời
Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
Phương tiện giao thông đường sắt
Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
Đèn chiếu xa sang gần

Một mẹo thi lý thuyết GPLX mà bạn cần nhớ: chọn đáp án 2 khi đáp án liệt kê những từ sau:

Hành vi
Trách nhiệm
Nghĩa vụ
Đạo đức
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tham gia giao thông

Các câu hỏi về quy định khi tham gia giao thông thì mẹo thi B2 lý thuyết như sau:

Câu có từ “nguy hiểm” và “đặc biệt” chọn đáp án có từ “Chính phủ”.
Câu hỏi có “Địa phương quản lý” chọn “UBND Tỉnh”
Các câu còn lại chọn đáp án “Bộ giao thông” và “Cơ quan quản lý giao thông”

Các câu hỏi trắc nghiệm, quy tắc giao thông

  • Đối với các đáp án có những cụm từ sau sẽ luôn đúng, bạn nên chọn ngay:

“Bị nghiêm cấm” là đáp án đúng
Đáp án bắt đầu bằng cụm từ “Không được…” là đáp án chính xác
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt là câu 28: “Xe cảnh sát không phát tín hiệu ưu tiên” thì đáp án đúng là “Được vượt khi đảm bảo an toàn”.

  • Đối với các câu hỏi khái niệm, nếu câu hỏi có chứa các cụm từ như “Phương tiện giao thông thô sơ”, “Người lái xe”, “Khổ giới hạn” thì đáp án (1) là đúng.
  • Đối với các câu hỏi khái niệm, nếu câu hỏi có chứa các cụm từ như “Làn đường”, “Phương tiện giao thông cơ giới”, “Dừng xe”, “Đỗ xe” hay “Người điều khiển giao thông”, thì đáp án (2) là đúng.
  • Đối với 2 câu khái niệm về “dải phân cách”, nếu đề bài 1 dòng thì chọn đáp án (1), nếu đề bài 2 dòng thì chọn đáp án (3).

Lưu ý: những câu hỏi có đáp án cuối là Cả ý (1) và ý (2) thường chiếm 80% tỉ lệ đúng. Cố gắng đọc chậm và nếu hiểu chọn theo ý hiểu, còn chưa hiểu sẽ ưu tiên chọn đáp cuối là cả (1) và (2).

Các câu hỏi liên quan độ tuổi người lái xe

  • Đối với xe gắn máy dưới 50cc thì độ tuổi cho phép là 16 tuổi.
  • Đối với xe hạng E thì độ tuổi với nam là 55 tuổi và nữ là 50 tuổi.
  • Đối với các hạng xe còn thì độ tuổi lấy cách nhau 3 tuổi, cụ thể: A1, B1, B2 là 18 tuổi
    C, FB2 là 21 tuổi (18+3=21)
    D, FC là 24 tuổi (21+3=24)
    E, FD là 27 tuổi (24+3=27)

Các câu hỏi về hạng giấy phép lái xe

Các câu hỏi về hạng giấy phép lái xe nằm ở các trang 22; 23; 24. Mẹo vượt qua các câu hỏi này cụ thể như sau:

  • A1 là xe có phân khối nhỏ hơn 175cc và môtô ba bánh dành cho người khuyết tật.
  • A2 là xe có phân khối từ 175cc trở lên.
  • A3 là mô tô 3 bánh
  • B1 là xe có 9 chỗ ngồi và không hành nghề (xe số tự động)      
  • B2 là xe có 9 chỗ ngồi với trọng tải dưới 3,500 kg.
  • C là xe đến 9 chỗ ngồi với trọng tải trên 3,500 kg
  • D là xe có 30 chỗ ngồi.
  • E là xe có 30 chỗ ngồi trở lên.
  • Hạng FE chọn đáp án (1) là xe khách nối toa.              
  • Hạng FC chọn đáp án (2) là không có xe khách nối toa. 

Mẹo ghi nhớ là Em 1 (FE)  –  Chị 2 (FC).

Các câu hỏi về tốc độ trong, ngoài khu vực đông dân cư

– Đối với trường hợp trong đáp án toàn số 40,50,60 km/h và câu hỏi có các cụm từ:

  • “Xe gắn máy” thì đáp án đúng là 40km/h                         
  • “Không có dải phân cách” thì đáp án đúng là 50km/h
  • “Có dải phân cách” thì đáp án đúng là 60km/h

– Đối với các câu hỏi liên quan đến “Đông dân cư”, mẹo ghi nhớ như sau:

  • Đáp án chứa cụm từ “Ôtô xi téc” là đáp án đúng
  • Tất cả đáp án không chứa cụm từ “Ôtô xi téc” thì chọn đáp án dài nhất

Các câu hỏi về cự ly tối thiểu giữa các xe

Các câu hỏi liên quan đến cự ly tối thiểu nằm ở các trang 45, 46. Để chọn đáp án đúng, bạn hãy lấy tốc độ tối đa trừ cho 30, kết quả gần với đáp án nào nhất thì đó là đáp án chính xác. 

Ví dụ như “tốc độ từ 60km/h đến 80km/h” thì lấy 80 – 30 = 50, gần đáp án 55m nhất.

Các câu hỏi liên quan nghiệp vụ vận tải

Các câu hỏi về nghiệp vụ vận tải nằm ở các trang 53 đến 61, mẹo chọn đáp án cụ thể như sau:

  • Không được lái xe liên tục trong quá 4 giờ
  • Thời gian làm việc của ng lái xe trong ngày chọn “không quá 10 giờ”
  • Hàng siêu trường, siêu trọng chọn “không thể tháo rời”
  • Hàng nguy hiểm chọn “phải được cấp phép”
  • Người kinh doanh vận tải chọn “không được tự ý thay đổi vị trí đón trả khách”

Các câu hỏi về văn hóa, đạo đức người lái xe

Các câu hỏi về văn hóa, đạo đức người lái xe nằm ở các trang 68 đến 85 với các mẹo chọn đáp án như sau:

  • Đọc kỹ, so sánh các đáp án trả lời với nhau, chọn ý nào đúng nhất.
  • Chú ý những câu hỏi có đáp án cuối gồm Cả ý (..) và ý (..), vì chiếm 90% tỉ lệ đúng.

Các câu hỏi về kỹ thuật lái xe

Các câu hỏi về kỹ thuật lái xe nằm ở các trang 68 đến 85 với mẹo chọn đáp án như sau:

  • Phanh tay chọn đáp án: nếu bị kẹt phải kéo cần phanh về “phía sau” đồng thời bóp khóa.
  • Quay đầu xe an toàn chọn đáp án: quay đầu tốc độ thấp, đưa đầu xe về phía nguy hiểm.
  • Ô tô tự đổ chọn đáp án (4) tất cả
  • Tăng số chọn đáp án (1) – Giảm số chọn đáp án (2), “tăng số” không được vù ga, ngược lại “giảm số” được vù ga. Mẹo ghi nhớ là Tăng 1 – Giảm 2
  • Xe ga dễ gây tai nạn chọn đáp án là do chỉ sử dụng phanh trước
  • Điều khiển Tay ga an toàn chọn đáp án là tăng ga từ từ, giảm ga thật nhanh
  • Giữ thăng bằng xe mô tô tốt chọn đáp án: đi chậm là đúng, ngồi lệch và ngồi lùi là sai.

Các câu hỏi liên quan cấu tạo sửa chữa

Các câu hỏi về cấu tạo sửa chữa nằm ở trang 85 đến 94 với mẹo chọn đáp án như sau:

  • Âm lượng của còi chọn đáp án 115 đb
  • Nguyên nhân động cơ diesel không nổ chọn ý (1) do nhiên liệu lẫn tạp chất
  • Niên hạn sử dụng chọn đáp án xe khách 20 năm; xe tải 25 năm
  • Công dụng động cơ ô tô chọn ý (1) Nhiệt năng thành Cơ năng
  • Công dụng ly hợp (Côn) chọn ý (2) truyền hoặc ngắt động cơ đến hộp số
  • Công dụng hộp số chọn ý (3) đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi

Một số khái niệm cần nhớ chính xác

Một số khái niệm bạn cần nhớ khi học lý thuyết GPLX:

Hộp số: đảm bảo chuyển động lùi.
Dây đai: hãm giữ chặt.
Kính chắn gió: an toàn.
Khắc phục Giclơ: bằng không khí nén.
Hành lý: 20 kg.
Cách đường ray gần nhất: 5 mét.
Xe lam, xe công nông: 30 km/h.
Tăng số: chọn 1, giảm số: chọn 2.
“Giơ 2 tay” : ý 1, “giơ 1 tay” : ý 2.
Sớm sang muộn: ý 1, Muộn sang sớm: ý 2.
Thấy chữ “Dốc” chọn ý 1, “dốc cao, dốc dài” chọn ý 2.
Động cơ Diesel: không dung bugi (tia lửa điện).
Thấy chữ “cơ quan” : ý 2.
Có vòng xuyến nhường bên trái, không vòng xuyến: bên phải.
Động cơ chuyển từ trong ra ngoài.
Nhiệt năng biến thành cơ năng.
Cách 30m xi nhan rẽ trái/phải.
Xe gắn máy < 50cc: khu dân cư 40km/h; ngoài khu dân cư 50 km/h. Xe mô tô > 50cc: khu dân cư 40km/h; ngoài khu dân cư 60km/h.
Đậu xe: cách 5 mét.
Biển và đèn có hiệu lực bên trái và sau lưng biển.
Vận chuyển động vật sống: yêu cầu có áp tải để chăm sóc; kiểm dịch (tuân theo quy định vệ sinh phòng dịch và bảo vệ môi trường).
Nồng độ cồn đối với ô tô, máy kéo: không được uống.
Đối với mô tô 2 bánh, xe gắn máy: chọn nồng độ cồn lớn nhất (0,25 hoặc 50).
Xe tải trọng: xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường
Nồng độ cồ trong máu giới hạn là 80, giới hạn trong khí thở là 40 (không cần nhớ đơn vị đo).

Mẹo vượt qua các câu hỏi về biển báo khi thi lý thuyết GPLX 600 câu

1. Thứ tự các xe từ nhỏ đến lớn đối với biển báo cấm tròn viền đỏ

Có 6 loại xe được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, bao gồm xe gắn máy (biển Không có hình người), xe mô tô (biển có hình người), xe con = xe khách, xe tải, xe máy kéo và xe kéo Sơ mi rơ moóc.

Thứ tự sơ đồ ngang gồm xe con (xe khách) < xe tải < xe máy kéo < xe kéo kiểu Sơ mi rơ moóc. Việc phân cấp thứ tự giúp phân biệt biển báo cấm (câu 307 là trường hợp ngoại lệ). Bạn bắt buộc phải thuộc hiểu cách áp dụng 2 quy tắc sau:

  • Biển nào cấm xe To thì xe nhỏ vẫn đi vào được.
  • Biển nào cấm xe Nhỏ thì xe to cũng bị cấm không được đi vào.

Lưu ý: Điểm chung của 2 quy tắc trên là đều cần so sánh giữa xe trong câu hỏi và xe trong biển báo từ 1 – 4.

  • Nếu câu hỏi là “cấm” hay “không được” thì chọn biển tương ứng đáp án “bằng và nhỏ hơn” xe trong câu hỏi. 
  • Nếu đề hỏi “được đi vào hoặc không cấm” thì chọn đáp án biển to hơn đề bài.

2. Câu hỏi xuất hiện toàn vạch kẻ đường màu như trắng, vàng, liền, nét đứt

Các câu hỏi xuất hiện toàn vạch kẻ đường màu nằm ở các trang 138, 139 với mẹo chọn đáp án như sau:

– Toàn hình vạch kẻ đường thì chọn đáp án có từ “Và”, ví dụ như cả ý (…) và ý (…)

– Nếu không có dạng trên, bạn hãy chọn đáp án theo quy tắc:

  • Theo màu: vạch màu vàng chọn vạch tim đường, vạch phân chia các xe chạy ngược chiều. Vạch màu trắng chọn vạch phân chia các xe chạy cùng chiều.
  • Theo nét: nét đứt cho phép các xe đều được đè vạch bao gồm cả vạch màu vàng hay màu trắng. Nét liền không cho phép đè vạch bao gồm cả vạch màu vàng hay màu trắng

Lưu ý: Cách quan sát biển báo chuẩn là từ “dưới lên trên”, nên bạn cần suy luận, loại trừ, phán đoán hình vẽ nhằm chọn đáp án chính xác nhất.

Mẹo thi GPLX – các câu hỏi về sa hình

Đối với phần 114 câu về sa hình, bạn cần ghi nhớ quy tắc “Nhất xế – Nhị ưu – Tam đường – Tứ hướng”, cụ thể:

  • Nhất xế là xe đã vào giao lộ, xe nào vào giao lộ trước thì được đi trước.
  • Nhị ưu là xe ưu tiên theo thứ tự chữa cháy > quân sự + công an > cứu thương > hộ đê > xe tang.
  • Tam đường là đường ưu tiên cho xe được quyền đi trước.
  • Tứ hướng là tại ngã 3, 4 các tuyến đường cùng cấp, xe ưu tiên lần lượt là xe bên phải trống, đến xe rẽ phải, đến xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ trái đi sau cùng.

Dưới đây là mẹo thi lý thuyết GPLX phần sa hình mà bạn cần nắm rõ:

  • Bước 1: Xét xe trong giao lộ
  • Bước 2: Xét xe ưu tiên ( Chữa cháy, Quân sự, Công an, Cứu thương )
  • Bước 3: Xét xe đường ưu tiên ( biển báo )
  • Bước 4: Xét xe bên phải không vướng ( từ ngã 4 )
  • Bước 5: Xét xe rẽ phải trước, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu

1. Các xe đã vào giao lộ

Các xe được coi là vào giao lộ khi bánh trước đã vượt qua vạch trắng của người đi bộ ngang đường. Mẹo thi lý thuyết B2 nên ghi nhớ: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì phương tiện đã vô giao lộ đều được ưu tiên đi trước nhất.

Các xe đã vào giao lộ

Tại sa hình bên trên mặc dù có xe cứu thương nhưng xe lam đã qua giao lộ, nên xe lam vẫn được ưu tiên đi trước.

2. Xe ưu tiên

Khi học lý thuyết lái xe B2, thứ tự các xe ưu tiên như sau: Cứu Hỏa -> Quân Sự -> Công An -> Cứu Thương

Các bạn có lẽ thắc mắc vì sao Cứu thương lại được sắp xếp thứ 4 sau cùng? Vì tính mạng, sự an toàn của một đất nước (xe Quân sự) hoặc sự an toàn, ổn định của một tập thể, một khu vực (Công an) được sắp trên sự mất mát, an toàn của một cá nhân (Cứu thương).

Mẹo thi lý thuyết B2 khi có 4 xe trong đó có 1 xe công an -> chắc chắn đây sẽ là xe được đi đầu tiên.

Các xe ưu tiên

Ngoài 4 xe ưu tiên kể trên còn có các loại xe được ưu tiên khác như xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật nhưng do không xuất hiện trong các câu hỏi về Sa hình nên tôi không đề cập đến.

3. Đường ưu tiên

Hiển nhiên các xe nằm trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho người nằm trên đường ưu tiên, và cần căn cứ vào biển báo “ Giao nhau với đường ưu tiên” mà bên trên đã đề cập.

Mẹo thi lý thuyết B2: Mọi xe khi phía trước mặt là tấm biển báo “ hình tam giác ngược” nói ở trên thì đều mặc nhiên nằm trên đường không ưu tiên.

Đường ưu tiên

Trong sa hình này trước mặt xe con là một tấm biển báo hình tam giác ngược – mặc dù không thể thấy nội dung bên trong nhưng ta khẳng định được nội dung của biển “Giao nhau với đường ưu tiên” -> xe ô tô con nằm trên đường không ưu tiên -> phải nhường cho xe mô tô.

4. Hướng không có xe

Vì Việt Nam di chuyển theo phía bên phải => Tay lái thuận (khác biệt với vài nước đi về bên trái – tay lái nghịch như Nhật Bản, Anh…) nên quyền ưu tiên hướng không có xe được quy định như sau:

Tại ngã 4 giao lộ: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY PHẢI không có xe.

Hướng không có xe

Như sa hình bên do không có xe qua giao lộ, không có xe ưu tiên, không có đường ưu tiên -> nhưng  hướng bên tay phải của xe mô tô không có xe nên được ưu tiên đi trước, sau đó tới xe lam và xe tải đi cuối cùng.

Tại vòng xoay, vòng xuyến: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY TRÁI của nó trống – không có xe.

Xe ưu tiên đi trước khi vào vòng xoay

Mẹo thi lý thuyết GPLX 600 câu: Tại sa hình trên, các xe đã vào vòng xoay, hướng bên tay trái của xe tải không có xe -> xe tải được ưu tiên đi trước.

5. Hướng rẽ ưu tiên

Xe rẽ phải đi đầu tiên, sau đó là xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ bên trái.

Ví dụ tại sa hình bên dưới, xe con rẽ phải đi đầu tiên, tiếp sau tới xe của bạn vì đi thẳng và cuối cùng là xe mô tô rẽ trái.

Hướng rẽ được ưu tiên

Lưu ý với các học viên là các nguyên tắc giải sa hình đã được sắp xếp từ cao xuống thấp, nguyên tắc quan trọng, cần thiết được liệt kê phía trên và giảm dần về bên dưới, các nguyên tắc bên dưới chỉ sử dụng khi không thể sử dụng nguyên tắc bên trên mà thôi.

Ví dụ cách giải sa hình phối hợp nhiều nguyên tắc:

  • Có xe vô giao lộ hay không? Không.
  • Có xe ưu tiên hay không? Có -> vậy xe ưu tiên (công an) đi đầu tiên.
  • Có đường ưu tiên không? Có, vậy xe nào nằm trên đường ưu tiên đi tiếp sau – ở đây là xe tải.

Bây giờ còn xe khách và xe con, bắt đầu thấy rắc rối rồi đúng không các bạn học viên? Lưu ý là lúc này xe công an và tải đã đi rồi – xuất hiện nguyên tắc thứ 4 – hướng bên phải của xe khách trống -> xe khách đi trước xe con.

Vậy đáp án hoàn thiện cho câu hỏi: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng nguyên tắc giao thông? Sẽ là “ Xe công an, xe tải, xe khách, xe con”.

Related Posts

Giấy phép lái xe được phân hạng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 07/2009/TT – BGTVT ngày 19-6-2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới…

Cấu trúc đề thi sát hạch cấp GPLX các hạng

a) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng BI gồm 30 câu trong đó: Có 01 câu…

Cấu trúc bộ đề thi GPLX Ô tô hạng B2

Trong 18 đề thi thử B2 600 câu được biên soạn, mỗi đề gồm 35 câu hỏi  và chỉ có 1 đáp án đúng duy nhất ở từng…

Kinh nghiệm và mẹo thi lái xe sa hình hạng B2 để đỗ 100 điểm

Kinh nghiệm và mẹo thi sa hình lái xe hạng B2 được tổng hợp dưới đây để giúp các bạn có thể đạt được điểm tuyệt đối trong…

Mẹo thi lý thuyết dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B2 100% đỗ

Trước khi tham khảo một số mẹo để đỗ kỳ thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2 với tỷ lệ 100%, bạn phải cần ghi nhớ những…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *